Xây nhà lần đầu không phải ai cũng nắm được hết các nguyên tắc, lưu ý để đảm bảo công năng, thẩm mỹ và tối ưu chi phí. Xem ngay bài viết dưới đây để nắm rõ các kiến thức từ A-Z khi xây nhà lần đầu nhé!

1. Chuẩn bị tâm lý
Xây nhà lần đầu sẽ có những bỡ ngỡ, lo lắng, hồi hộp cho gia chủ. Nếu không vững tâm lý, lập trường trước những góp ý hay lời khen chê sẽ bị “ đi lạc” so với những định hướng ban đầu. Vì thế, gia chủ cần chuẩn bị tâm lý sẽ có nhiều ý kiến trái chiều và hãy nhớ rằng nhà là của mình, mình thấy phù hợp với mục tiêu, công năng của mình đã là hoàn hảo nhất rồi.

Hàng trăm vấn đề có thể phát sinh khi xây nhà
Ngoài ra, gia chủ cũng cần chuẩn bị tâm lý tốt trước những phát sinh so với dự kiến về tài chính.
2. Lập kế hoạch tài chính chi tiết
Có thể nói, kế hoạch tài chính càng được xây dựng cẩn thận, vững vàng đến đâu đi quá trình xây dựng nhà sẽ trở nên dễ dàng, suôn sẻ đến đó, tránh được nhiều áp lực cho gia chủ. Đừng để xảy ra tình trạng nhà đang thi công dở dang thì nguồn tiền gần hết do các khoản chi phí phát sinh hoặc chi tiêu lố sang ngân sách của giai đoạn khác.

Dự định số tầng, số phòng cần thi công xây dựng
Để mọi việc diễn ra xây nhà lần đầu cho gia chủ được mượt, suôn sẻ hơn thì phải nắm được những yếu tố sau:
Vạch rõ nhu cầu: Nhà ở được xây bao nhiêu tầng, bao nhiêu phòng, phong cách nào, v.v. Bước này, gia chủ có thể nhờ người thân đã có kinh nghiệm hoặc kiến trúc sư, đơn vị thiết kế hỗ trợ.
Dự trù chi phí: Tìm hiểu kĩ trên thị trường đơn giá xây dựng hiện tại (theo m2) và các chi phí khác như nội thất,gạch ốp lát, vật tư và phải xin phép xây dựng, v.v.
Chọn thời điểm xây: Tránh mùa mưa, mùa cao điểm khi nhân công và vật tư đắt đỏ.
Sau khi ước tính sơ bộ chi phí xây dựng cơ bản như: xây dựng, vật tư, nội ngoại thất, trang trí, lan can cầu thang, ban công, gạch ốp lát, cửa cổng thì cũng nên lập kế hoạch dư ra một khoản nhỏ để có thể linh động cho mọi trường hợp.
3. Tiết kiệm chi phí và dự trù phát sinh
Chọn mẫu nhà thiết kế tối ưu, đảm bảo công năng, tránh lãng phí
Thiết kế đơn giản, hiện đại: Nhà vuông vức, ít chi tiết phức tạp giúp tiết kiệm chi phí xây và thi công nhanh.

Mẫu nhà đẹp, hiện đại được nhiều gia chủ yêu thích
Tối ưu công năng: Mỗi không gian đều được sử dụng tối đa, tránh dư thừa.
Tham khảo thuê kiến trúc sư hoặc đơn vị thiết kế uy tín: Mặc dù sẽ tốn kém chi phí ban đầu nhưng tránh sai sót khi thi công.
Chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có trách nhiệm, báo giá rõ ràng
Tham khảo nhiều đơn vị: Tốt nhất nên nhận 3-5 báo giá để so sánh.
Xem kỹ hợp đồng: Bao gồm vật liệu gì, giá có cố định không, thời gian thi công bao lâu.
Chọn gói thầu phù hợp: Gói thầu trọn gói giúp tiết kiệm thời gian và kiểm soát chi phí dễ hơn.

Một số mẫu báo giá thi công xây dựng nhà
Quản lý vật tư chặt chẽ
Chọn vật liệu phù hợp: Không nhất thiết chọn loại đắt nhất, chỉ cần bền và phù hợp.
Mua vật tư số lượng lớn: Đàm phán giá tốt hơn.
Kiểm tra thường xuyên: Tránh thất thoát khi thi công.

Dự trù chi phí phát sinh
Dự trù 10-15% tổng chi phí: Để phòng các khoản phát sinh như thay đổi thiết kế, giá vật liệu tăng, các vấn đề phát sinh khi thi công.
Theo dõi tiến độ: Kiểm soát tiến độ giúp tránh đội chi phí.

Một số mẹo tiết kiệm thêm mà gia chủ cần biết
Ánh sáng tự nhiên: Lắp cửa sổ lớn, giếng trời hoặc sử dụng gạch kính giúp tận dụng tối đa ánh sáng ban ngày, tiết kiệm điện.
Thông gió tự nhiên: Thiết kế cửa sổ đối diện nhau hoặc các khe thông gió để không khí lưu thông tốt, giảm sử dụng quạt, máy lạnh.
Nội thất đơn giản, đa năng: Chọn giường có hộc chứa đồ, bàn gấp, kệ treo tường… vừa đảm bảo công năng nhưng tiết kiệm diện tích sử dụng, giúp nhà trông rộng rãi hơn.
Tự giám sát: Nếu có thời gian, tham gia giám sát những hạng mục đơn giản như sơn, lát gạch, lắp đặt nội thất… giúp kiểm soát chất lượng và giảm chi phí thuê giám sát.

Thiết kế không gian giếng trời để lấy sáng tốt hơn, tiết kiệm năng lượng điện
4. Chuẩn bị nơi ở tạm thời khi xây nhà
Chuẩn bị nơi ở tạm thời khi xây nhà là một phần quan trọng giúp bạn thoải mái hơn trong suốt quá trình thi công. Xin mời Quý gia chủ tham khảo là một số kinh nghiệm hữu ích được đúc kết từ nhiều hộ gia đình đã xây nhà:
Xác định nơi ở tạm
Nhà người thân: Nếu được ở nhờ nhà người thân, bạn sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí.
Thuê nhà trọ/nguyên căn: Tìm nhà gần công trình để tiện theo dõi và di chuyển.
Cải tạo tạm một phần nhà: Nếu có thể, giữ lại một phần nhà cũ để ở tạm rồi xây dần từng phần.

Dự trù chi phí cho nơi ở tạm
Tiền thuê nhà: Tham khảo giá trước để chọn nơi hợp lý.
Chi phí điện, nước, Internet: Nếu thuê nhà, cần tính luôn các khoản này.
Chi phí di chuyển: Nếu ở xa công trình, chi phí đi lại cũng cần được tính đến.

Chọn thời gian thuê hợp lý
Thời gian thuê: Tìm hiểu thời gian xây dự kiến và thuê dư thêm 1-2 tháng phòng khi công trình chậm tiến độ, cái này tham khảo những người đã xây là tốt nhất.
Thỏa thuận với chủ nhà: Thương lượng giá nếu thuê dài hạn, hoặc có điều khoản gia hạn nếu cần
Sắp xếp đồ đạc hợp lý
Đồ đạc cần thiết: Chỉ mang theo những thứ thực sự cần để tránh chật chội.
Gửi đồ cồng kềnh: Thuê kho nhỏ để cất giữ đồ lớn như tủ, giường, bàn ghế…
Đóng gói khoa học: Dán nhãn từng thùng để dễ dàng tìm kiếm khi cần.

5. Tìm người đồng hành trong quá trình xây nhà lần đầu
Tìm người đồng hành khi xây nhà lần đầu là điều cực kỳ quan trọng, giúp bạn bớt căng thẳng và tránh những sai lầm không đáng có. Dưới đây là một số gợi ý:
Nhờ người thân, bạn bè có kinh nghiệm
Lợi ích: Họ đã từng xây nhà, biết rõ các bước và có thể chia sẻ kinh nghiệm thực tế, giới thiệu đội thầu uy tín hoặc giúp bạn đàm phán chi phí.
Cách tìm: Hỏi người thân, bạn bè xung quanh ai đã từng xây nhà gần đây để tham khảo và nhờ hỗ trợ khi cần.

Thuê kiến trúc sư/đơn vị thiết kế – thi công uy tín
Vì sao cần?: Họ giúp bạn tối ưu thiết kế, dự toán chính xác chi phí và theo sát tiến độ thi công.
Kinh nghiệm thuê: Xem các công trình họ từng làm, đọc review và thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng về chi phí, tiến độ và trách nhiệm.

Tìm giám sát công trình độc lập
Khi nào cần?: Nếu bạn không có thời gian giám sát, hãy thuê người giám sát độc lập để kiểm tra chất lượng thi công và tránh phát sinh không mong muốn.
Mẹo tìm: Hỏi thăm trong các hội nhóm xây dựng, review online hoặc qua người quen giới thiệu.

Tham gia các hội nhóm xây nhà
- Nên tham gia các nhóm trên Facebook/Zalo: “Xây Nhà Trọn Gói”, “Kinh Nghiệm Xây Nhà”, “Nhà Đẹp Giá Rẻ”, v.v. để học hỏi, chia sẻ và nhờ tư vấn khi gặp khó khăn.
- Khi tham gia bạn sẽ học từ kinh nghiệm thực tế của người khác.
- Hỏi đáp trực tiếp các vấn đề phát sinh.
- Tìm được đơn vị thi công, cung cấp vật liệu chất lượng với giá hợp lý.
Đồng hành cùng người bạn đời hoặc người thân trong gia đình
Chia sẻ trách nhiệm: Phân chia công việc như quản lý chi phí, giám sát công trình, chọn nội thất… để giảm áp lực.
Giữ tinh thần thoải mái: Xây nhà rất stress, có người thân đồng hành giúp bạn cảm thấy an tâm và vững tin hơn.
Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp Quý gia chủ cảm thấy tự tin hơn, có đủ kiến thức cần có khi bắt đầu dự án xây nhà của riêng mình.
Xem thêm: Xem tuổi cho gia chủ làm nhà năm 2025
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HN =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828